Vào cuối thế kỷ 16, khi tính phức điệu thời Phục hưng vẫn còn đang thịnh hành, những tiến triển mới ở Ý đã bắt đầu làm thay đổi âm giọng và cấu trúc của âm nhạc. Rất nhiều nhạc sĩ Ý không thích phong cách đối âm của những Người Hà Lan. Mong ước được tranh đua với nền âm nhạc cổ điển điển hình của người Hy Lạp, họ thích những cấu trúc ít phức tạp hơn, được biểu lộ bằng những sự tương phản thường gây xúc động, chủ đề dễ hiểu và sự tác động lẫn nhau của các giọng hát và nhạc cụ. Những yếu tố như thế trở nên đặc biệt nổi bật trong thể loại opera, một thể loại lần đầu tiên được trình diễn ở Florence vào cuối thế kỷ 16 và phát triển rực rỡ vào thế kỷ 17 bởi nhà soạn nhạc người Ý Claudio Monteverdi. Những thể loại mới khác của thanh nhạc (vocal music) gồm có cantata và oratorio.
Một sự cách tân quan trọng khác của thế kỷ 17 đã biến phong cách hay thay đổi của âm nhạc gần cuối thời phục hưng sang một phong cách đặc trưng bởi các yếu tố nhiều tương phản, người ta biết đến nhiều cái tên khác nhau như concertato, concertate và concerto, từ concertare (tiếng Latin nghĩa là “sát cánh chiến đấu”). Những tương phản xuất hiện ở nhiều cấp độ âm nhạc, chẳng hạn như các nhạc cụ tương phản hoặc mật độ tương phản của âm thanh, ví dụ như với một nhạc cụ solo đối đáp cùng một nhóm nhạc cụ, những tỉ lệ tương phản của tốc độ và những mức độ tương phản của âm lượng. Những đặc trưng tương phản này được tạo nên để ganh đua hay luân phiên bằng một nhạc cụ khác nhằm tạo ra một phong cách âm nhạc năng nổ và kích động, được áp dụng vào âm nhạc viết cho mọi loại nhạc cụ cũng như cho giọng hát và được dùng cho mọi hình thức và thể loại.
Các nhà soạn nhạc nổi tiếng của thế kỷ 17 và đầu thế kỷ 18 này bao gồm: các nhạc sỹ người Ý Arcangelo Corelli, Alessandro Scarlatti, Domenico Scarlatti và Antonio Vivaldi, các nhạc sỹ người Đức Dietrich Buxtehude và Heinrich Schutz , nhạc sỹ người Anh Henry Purcell , nhạc sỹ người Pháp gốc Ý Jean Baptiste Lully, và nhạc sỹ người Pháp Jean Philippe Rameau.
Về cuối thế kỷ 17, một hệ thống những mối liên hệ hoà âm gọi là “khoá nhạc” bắt đầu thống trị âm nhạc. Sự phát triển này tạo cho nền âm nhạc một trào lưu ngầm những mối liên hệ hệ tầm xa giúp gọt giũa đi một vài chỗ còn thô của những đối âm trong phong cách thời đầu Baroque. Đến đầu thế kỷ 18 các nhạc sĩ đã đạt tới một sự kiểm soát chắn chắn đối với những bắt buộc phức tạp của khóa nhạc. Cũng đến thời kỳ này, họ đã từ bỏ trên quy mô lớn quan niệm về sự thay đổi thường xuyên trong “Điệu” (mood) và đã bắt đầu ưa thích một phương pháp có mức độ hơn và đồng nhất hơn. Thường một bản nhạc hay chương nhạc hoàn chỉnh là một soạn thảo công phu của một năng lực cảm xúc được gọi là “làm xúc động”. Sự kiểm soát đối với khóa nhạc và sự nhấn mạnh vào các điệu đơn trên quy mô lớn đã dẫn đến cảm xúc bảo đảm và chắc chắn trong âm nhạc thời kỳ này, kể cả âm nhạc của hai nhà soạn nhạc vĩ đại người Đức cuối thời Baroque là Johann Sebastian Bach và George Frideric Handel.
Johann Sebastian Bach (1685-1750)
Bach đã được mọi người gọi là “trọng tài tối cao và là người ban hành luật” của âm nhạc. Những gì ông dành cho âm nhạc cũng như Leonardo da Vinci dành cho nghệ thuật và Shakespeare dành cho văn học – một trong những thiên tài sáng tạo tối cao của lịch sử.
Antonio Vivaldi (1678-1741)
Với Antonio Vivaldi, âm nhạc Baroque của Ý đạt đến đỉnh cao. Thế giới âm nhạc thịnh vượng và sự trau dồi của Venice đương đại tỏa sáng qua tất cả các tác phẩm của ông, được sáng tác với sự khéo léo bẩm sinh.
George Frideric Handel (1685-1759)
Handel là một trong những người khổng lồ của lịch sử âm nhạc. Âm nhạc du dương của ông thấm đẫm vinh dự của trường thanh nhạc Ý, sự lưu loát dễ dàng trong văn bản đương thời của Đức và truyền thống hợp xướng Anh được thừa hưởng từ Purcell.
Henry Purcell (1659-1695)
Nhiều người coi Purcell là nhà soạn nhạc tiếng Anh vĩ đại nhất mọi thời đại. Trong số các tác phẩm có ảnh hưởng nhất của ông là vở opera Dido và Aeneas và các vở opera nửa đêm The Fairy Queen và King Arthur.
Claudio Monteverdi (1567-1643)
Monteverdi được đánh giá là nhà soạn nhạc đã bắc cầu cho thời kỳ Phục hưng và Baroque, có thể được coi là một trong những nhân vật quyền lực nhất trong lịch sử âm nhạc. Trong số các tác phẩm đáng chú ý nhất của ông có thể kể đến vở opera Orfeo và L’incoronazione di Poppea.
Heinrich Schütz (1585-1672)
Schütz là nhà soạn nhạc vĩ đại nhất của Đức trong thế kỷ 17 và là một trong những nhà soạn nhạc đầu tiên có tầm vóc quốc tế.
Domenico Scarlatti (1685-1757)
Scarlatti đã sáng tác một khối lượng lớn tác phẩm mà nhờ đó ông được biết đến nhiều nhất, đặc biệt là các bản sonate. Những tác phẩm này đã mở rộng thể loại ra vô cùng, giới thiệu một sự điêu luyện và sáng chói mới mẻ để phá vỡ nền tảng cũ.
Jean-Philippe Rameau (1683-1764)
Ông là người đã nâng khía cạnh âm nhạc của opera lên một tầm cao mới và trong các vở ba lê của ông đã giới thiệu nhiều hiệu ứng thể hiện mới lạ và người Pháp yêu thích những điều này – như trận động đất ở Les Indes galantes.
Arcangelo Corelli (1653-1713)
Ông là một trong những nhà soạn nhạc thời Baroque quan trọng nhất. Corelli là người sáng lập chính của dàn nhạc hiện đại và có những cống hiến rất lớn về sáng tác với những bản Sonata da camera và những bản Concerto Grossi, các bản sonate độc tấu.
Georg Philipp Telemann (1681-1767)
Telemann có lẽ là nhà soạn nhạc tài ba nhất trong lịch sử âm nhạc. Ông đã viết số lượng nhiều gần như bằng Bach và Handel cộng lại (và mỗi người trong số họ đã viết một số lượng đồ sộ), bao gồm 600 bản nhạc hoặc dàn nhạc giao hưởng của Pháp, 200 buổi hòa nhạc, 40 vở opera và hơn 1000 bản nhạc nhà thờ.
Bạn đang xem bài viết thuộc chuyên mục: Tin tức